KPS System Corp | Công ty cổ phần Hệ Thống An Ninh Khai Phát

Nhà thầu điện nhẹ - Thiết kế và thi công điện nhẹ

Điện nhẹ là gì?

Điện nhẹ (hay hệ thống điện nhẹ) một thuật ngữ thường gặp trong lĩnh vực xây dựng và cơ điện, là một hệ thống điện phục vụ các mục đích giám sát, phục vụ cho việc quản lý, vận hành tòa nhà, công trình, giúp mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng. Điện áp sử dụng trong hệ thống điện nhẹ thường rất thấp so với hệ thống điện chính nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thiết bị. Điện áp sử dụng phổ biến là 12V, 24V, hoặc 48V.

Theo tiêu chuẩn quốc tế:

  • Điện áp AC thường không quá 35V.
  • Điện áp DC thường không quá 60V. 

Phân biệt điện nặng và điện nhẹ

Khái niệm

  • Điện nặng là hệ thống điện dùng để cung cấp và truyền tải năng lượng cho các thiết bị điện công suất lớn như: chiếu sáng, máy móc, điều hòa, thang máy, và các thiết bị tiêu thụ năng lượng lớn khác.
  • Điện nhẹ là hệ thống điện phục vụ cho các thiết bị liên quan đến thông tin liên lạc, điều khiển, an ninh, giám sát, và truyền thông.

Điện áp

  • Điện nặng thường sử dụng điện áp cao từ 220V - 380V, hoặc cao hơn trong các ứng dụng công nghiệp.
  • Điện nhẹ sử dụng điện áp thấp thường dưới 50V.

Ứng dụng của điện nhẹ trong đời sống

 Một số ứng dụng phổ biến của điện nhẹ trong đời sống:

  • Hệ thống camera giám sát giúp theo dõi, bảo vệ an ninh, ghi lại hình ảnh sự kiện để đảm bảo an toàn cho con người và tài sản.
  • Hệ thống báo cháy giúp phát hiện khói, lửa và đưa ra cảnh báo nguy cơ cháy nổ, giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ tính mạng con người.
  • Hệ thống âm thanh công cộng (PA) sử dụng để phát thông báo chung tại các tòa nhà, sân bay, trung tâm thương mại, nhà ga.
  • Hệ thống kiểm soát ra vào sử dụng thẻ từ, vân tay, hoặc mật mã để kiểm soát việc ra vào trong các khu vực như: tòa nhà văn phòng, khách sạn, trường học giúp đảm bảo an ninh, ngăn chặn người không có quyền truy cập vào những khu vực quan trọng.
  • Hệ thống liên lạc (Intercom) giúp cung cấp nguồn cho các hệ thống liên lạc nội bộ, cho phép người trong tòa nhà liên hệ với nhau hoặc với trung tâm quản lý tòa nhà.
  • Hệ thống hạ tầng mạng cấp nguồn cho các thiết bị mạng như: camera, điện thoại VoIP, bộ chuyển mạch (switch), bộ định tuyến (router), và các hub đảm bảo cung cấp nguồn điện an toàn và ổn định giúp tối ưu hóa việc lắp đặt, vận hành và bảo trì.
  • Hệ thống BMS tích hợp với các hệ thống khác trong tòa nhà như: hệ thống chiếu sáng, hệ thống HVAC, hệ thống EMS, an ninh và báo cháy liên kết và hoạt động một cách đồng bộ, từ đó tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên.

Thi công điện nhẹ

Thi công điện nhẹ là quá trình lắp đặt các hệ thống điện nhẹ trong các công trình như: tòa nhà văn phòng, nhà ở, nhà máy, khách sạn, trung tâm thương mại... Quá trình này đòi hỏi sự chính xác và kỹ năng chuyên môn cao để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, an toàn, và hiệu quả. Dưới đây là tiêu chuẩn thi công và quy trình thi công điện nhẹ.

Tiêu chuẩn thi công điện nhẹ

 Tiêu chuẩn chính:

  • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7447 quy định về các nguyên tắc cơ bản, đánh giá các đặc tính chung, định nghĩa, lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện...
  • Tiêu chuẩn quốc tế IEC 60364 về các hệ thống lắp đặt điện.

Dưới đây là một số tiêu chuẩn khác tùy thuộc vào từng loại hệ thống điện nhẹ, có thể áp dụng thêm các tiêu chuẩn chuyên ngành khác nhau:

Tiêu chuẩn về hệ thống cáp và mạng

  • Tiêu chuẩn quốc tế TIA/EIA-568 về hệ thống dây cáp và kết nối cho mạng viễn thông, bao gồm: cáp xoắn đôi (UTP), cáp quang và các loại đầu nối. Tiêu chuẩn này yêu cầu về hiệu suất cáp, khoảng cách tối đa và cách bố trí hệ thống cáp.
  • Tiêu chuẩn ISO/IEC 11801 liên quan đến hệ thống cáp viễn thông, về loại cáp, đầu nối và phương pháp kiểm tra.
  • Tiêu chuẩn ANSI/TIA-942 dành riêng cho hạ tầng mạng trong các trung tâm dữ liệu (Data Center), quy định về thiết kế, cấu trúc cáp và bảo vệ hệ thống.

Tiêu chuẩn về an toàn điện

  • Tiêu chuẩn NFPA 70 (NEC) quy định cách lắp đặt hệ thống điện một cách an toàn để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ và tai nạn.
  • Tiêu chuẩn IEC 60364 quy định về hệ thống lắp đặt điện áp thấp, bao gồm cả điện nhẹ, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và hệ thống.

Tiêu chuẩn về hệ thống an ninh & giám sát

  • Tiêu chuẩn quốc tế IEC 62676 về hệ thống CCTV yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, bảo trì và hoạt động của hệ thống camera an ninh.
  • Tiêu chuẩn châu Âu BS EN 50132 về hệ thống giám sát video, giúp đảm bảo hiệu quả trong việc giám sát và bảo vệ an ninh cho các công trình.
  • Tiêu chuẩn của Mỹ NFPA 72 về hệ thống báo cháy, quy định chi tiết về thiết kế, cài đặt và bảo dưỡng các thiết bị báo cháy, bao gồm cảm biến khói, chuông báo động và hệ thống phát hiện cháy.

Tiêu chuẩn về hệ thống kiểm soát ra vào

  • Tiêu chuẩn BS EN 60839 về yêu cầu kỹ thuật cho việc lắp đặt đầu đọc thẻ, khóa điện tử và hệ thống điều khiển truy cập.
  • Quy định ISO/IEC 27001 về các biện pháp bảo mật và quản lý hệ thống thông tin, bảo vệ dữ liệu và quyền truy cập trong các hệ thống kiểm soát ra vào.

Tiêu chuẩn về hệ thống PA

  • Tiêu chuẩn IEC 60268 quy định về thiết bị âm thanh như: hệ thống loa, micro và bộ khuếch đại, nhằm đảm bảo chất lượng âm thanh và độ tin cậy của hệ thống.
  • Tiêu chuẩn NFPA 72 hướng dẫn về hệ thống âm thanh thông báo khẩn cấp trong các tòa nhà.

Quy trình thi công điện nhẹ

Khảo sát, lên kế hoạch, thiết kế điện nhẹ và chuẩn bị

  • Khảo sát và tiến hành đo đạc, đánh giá các yếu tố như: kích thước không gian, vị trí các ổ cắm, công tắc, thiết bị điện, đường ống nước...
  • Dựa trên số liệu đo đạc thực tế tiến hành lên lập bản vẽ thiết kế điện nhẹ.
  • Sau đó lập kế hoạch thi công dựa trên bản vẽ thiết kế, lập kế hoạch chi tiết về các công việc, vật tư, nhân lực, thời gian thi công.

Lắp đặt ống điện

  • Ống điện âm tường: xác định vị trí và chiều dài ống điện cần thiết dựa trên sơ đồ điện đã thiết kế sau đó đánh dấu, đục tường, luồn ống, cố định ống bằng các phụ kiện chuyên dụng.
  • Lắp đặt ống điện âm sàn yêu cầu tính toán cẩn thận để đảm bảo hệ thống điện vừa an toàn vừa hoạt động ổn định, đảm bảo không ảnh hưởng đến kết cấu của sàn và các hệ thống khác trong công trình.
  • Máng cáp: lắp đặt máng cáp Dựa trên bản vẽ kỹ thuật, xác định vị trí lắp đặt máng cáp. Xác định chiều dài, chiều rộng và kiểu dáng máng cáp cần sử dụng.

Kéo dây điện

  • Thông ống: dùng các dụng cụ chuyên dụng để thông ống điện.
  • Kéo dây: kéo dây điện vào ống, đảm bảo không bị đứt, xoắn.

Lắp đặt thiết bị

  • Ổ cắm, công tắc: lắp đặt các ổ cắm, công tắc vào hộp âm tường hoặc hộp nổi.
  • Tủ điện: lắp đặt tủ điện, phân phối điện cho các mạch điện trong nhà.
  • Thiết bị chiếu sáng: lắp đặt đèn, máng đèn, các thiết bị chiếu sáng khác.
  • Một số thiết bị khác như: chuông cửa, cảm biến, camera...

Kết nối

  • Nối dây: Nối các dây điện với nhau và với các thiết bị điện theo đúng sơ đồ thiết kế.
  • Kiểm tra: Kiểm tra lại các kết nối để đảm bảo chắc chắn

Hoàn thiện

  • Vệ sinh và dọn dẹp sạch sẽ khu vực thi công.

Nghiệm thu

  • Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện về tính thẩm mỹ, độ an toàn, tính ổn định.
  • Nghiệm thu, bàn giao công trình và hướng dẫn sử dụng cho chủ nhà.

Nhà thầu điện nhẹ

Để việc thi công điện nhẹ được đảm bảo chất lượng chúng ta nên chọn đơn vị thi công uy tín, lựa chọn các đơn vị có kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, có đầy đủ giấy phép hoạt động.

KPS - Nhà thầu thi công điện nhẹ

Tại Việt Nam,KPS là nhà phân phối chính thức của Legrand. Chúng tôi chuyên phân phối, cung cấp các thiết bị điện, điện nhẹ từ hãng Legrand, bao gồm: hệ thống cáp, ổ cắm, tủ rack, tủ điện và cung cấp các giải pháp tổng thể từ Legrand cho các dự án xây dựng và cơ sở hạ tầng. Chúng tôi cam kết luôn cung cấp sản phẩm chính hãng của Legrand, sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ hãng và có đầy đủ giấy tờ, kèm theo các dịch vụ bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra KPS còn là đơn vị tư vấn thiết kế, triển khai, thi công lắp đặt hệ thống điện nhẹ trên toàn quốc, với 15 năm kinh nghiemek cùng nhiều dự án đã triển khai. KPS có đội ngũ kỹ sư và chuyên viên kỹ thuật được đào tạo bài bản, có khả năng tư vấn và triển khai các giải pháp phức tạp.

Đơn giá thi công điện nhẹ

Tùy theo quy mô công trình, dự án sẽ có mức chi phí và những yêu cầu khác nhau. Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công cũng như là bảng giá thi công hệ thống điện nhẹ:

  • Diện tích và số lượng phòng cần thi công.
  • Số lượng thiết bị và dây điện cần lắp đặt.
  • Loại thiết bị và thương hiệu thiết bị
  • Số lượng nhân công cần thiết cho dự án.
  • Chi phí vận chuyển vật liệu đến công trình

Để có được bảng báo giá mới nhất, chi tiết và chính xác nhất, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tại đây:

Cập nhật tin tức mới nhất tại Fanpage: KPS System Corp


Các tin khác

Hội thảo Giải pháp an ninh và báo cháy thế hệ mới tại Đà Nẵng

Hội thảo Giải pháp an ninh và báo cháy thế hệ mới tại Đà Nẵng

Đà Nẵng, ngày 21.11.2024 – Công ty Cổ phần An Ninh Khai Phát (KPS) đã tổ chức buổi hội thảo với chủ đề "Giải pháp an ninh và báo cháy thế..

Xem chi tiết

Tối ưu hóa an ninh với Hệ thống Access Control

Tối ưu hóa an ninh với Hệ thống Access Control

Hệ thống Access Control (Kiểm soát truy cập) là một giải pháp công nghệ được sử dụng để quản lý và kiểm soát việc ra vào các khu vực..

Xem chi tiết

Giải Pháp An Toàn Hoàn Hảo: Đầu Báo Beam GST và Các Thiết Bị KPS Phân Phối

Giải Pháp An Toàn Hoàn Hảo: Đầu Báo Beam GST và Các Thiết Bị KPS Phân Phối

An toàn cháy nổ luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp lớn hoặc tại những..

Xem chi tiết

Tiêu chí đánh giá công ty cung cấp thiết bị phòng cháy chữa cháy

Tiêu chí đánh giá công ty cung cấp thiết bị phòng cháy chữa cháy

Việc lựa chọn công ty cung cấp thiết bị phòng cháy chữa cháy uy tín không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mang lại sự an tâm..

Xem chi tiết

Tại sao nên chọn đầu phun khí FM200 cho hệ thống PCCC?

Tại sao nên chọn đầu phun khí FM200 cho hệ thống PCCC?

Đầu phun khí FM200 là một thành phần quan trọng trong hệ thống chữa cháy FM200, sử dụng khí FM200 (HFC-227ea) để dập tắt đám cháy. Khi phát..

Xem chi tiết

Camera giám sát công trình - Lợi ích và ứng dụng thực tế

Camera giám sát công trình - Lợi ích và ứng dụng thực tế

Bạn có biết rằng việc sử dụng camera giám sát công trình không chỉ là một xu hướng, mà còn là một yếu tố quyết định giúp nâng cao hiệu..

Xem chi tiết

Hướng dẫn lựa chọn hệ thống báo cháy thường phù hợp

Hướng dẫn lựa chọn hệ thống báo cháy thường phù hợp

Hệ thống báo cháy thường (hay còn gọi là hệ thống báo cháy thông thường) là một loại hệ thống báo cháy cơ bản, được thiết kế để..

Xem chi tiết

Thiết bị báo cháy GST - Công nghệ tiên tiến cho an toàn

Thiết bị báo cháy GST - Công nghệ tiên tiến cho an toàn

Thiết bị báo cháy GST không chỉ đơn thuần là một sản phẩm công nghệ, mà là một giải pháp an toàn hiện đại, giúp bạn yên tâm hơn trong..

Xem chi tiết

1 2 3 4 5
Công ty cổ phần Hệ Thống An Ninh Khai Phát (gọi tắt là Công ty KPS). GPDKKD: 0310471658 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 24/11/2010. Đại diện pháp luật: Đinh Tấn Đạt.

2010 © Bản quyền thuộc KPS

Đang Online: 18 | Tổng Truy Cập: 9751343

Giới Thiệu | Tuyển dụng | Tin tức | Liên Hệ

zalo
messenger